Khí công là gì?

“Khí” nghĩa thông thường có liên quan đến “Không khí” hoặc “Chất Hơi”, một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó. “Công” do chữ “công phu”, người Trung Hoa phát âm là “Kungfu”, có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian.

Do đó, “khí công” có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, “dưỡng khí” (oxygen) được hấp thụ qua không khí, và “thán khí” (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể.

Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là “nội công“, một công phu tập luyện “tán tụ nội khí”, triển khai tối đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm.

Lịch sử của khí công bắt đầu từ trước thời đại của chữ viết, trong khoảng giữa của thời tiền sử, 500 năm trước Công nguyên. Cội nguồn của khí công ăn sâu trong huyền thoại và triết học phương Đông. Những cách chữa bệnh và chống stress này là những nét văn hóa rất phổ biến ở châu Á và được hệ thống hóa, nghiên cứu, phổ biến mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc. Sự áp dụng khí công trong việc chữa bệnh cũng như chống stress đã dần dần chinh phục các nước Tây phương thực dụng vì người ta dần nhận ra rằng, tật bệnh và stress có thể chữa được bằng cách tạo lập sự an tĩnh trong tâm hồn.

Trường Phái Khí Công

Có năm trư­ờng phái Khí công chính : Trường phái Lão học, trư­ờng phái Phật học, tr­ường phái Khổng học, trư­ờng phái y học và trường phái võ thuật, trường

Xem thêm »

Kỳ kinh bát mạch

Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua

Xem thêm »

Làm gì sau khi luyện khí công

Mỗi bài khí công theo trường phái Trung Quốc đều có nghi thức công phu để thực hiện trước và sau khi tập. Nếu không có nghi thức này, việc

Xem thêm »